Đầu tư vào ESG (môi trường - xã hội - quản trị) không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, mà còn là lựa chọn thông minh cho cả các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư và người cho vay muốn đầu tư và cho vay tại Việt Nam.

BỐI CẢNH CHUNG

Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với quá trình đô thị hóa và có lẽ chúng ta nên bắt đầu bằng cách đặt sự liên kết này vào bối cảnh chung. Năm 1950, thế giới mới chỉ đạt tỷ lệ đô thị hóa 30% và năm 2007 là năm đầu tiên hơn một nửa dân số thế giới tái định cư tại các thành phố. Tại Việt Nam, mức độ đô thị hóa đạt 38%, ngang bằng châu Âu vào cuối Thế chiến thứ hai.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt tốc độ đô thị hóa này vào năm 2000 và sau đó tăng lên gấp đôi trong những năm sau đó. Điều đáng chú ý là, Trung Quốc đã xây gấp đôi số lượng nhà so với ở Anh và Tây Ban Nha và bằng số lượng nhà ở Nhật Bản.

Mặc dù thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn những hạn chế, nhưng Việt Nam sẽ xây dựng thêm nhiều nhà ở và các thành phố sẽ phát triển nhanh chóng, góp phần tăng cường hiệu quả, triển vọng việc làm, sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Mức thu nhập bình quân đầu người trên 3.000 USD được xem là "điểm uốn" cho sự tăng trưởng và Trung Quốc đã đạt gấp đôi trong vòng 5 năm, trong khi Việt Nam hiện đã đạt mức 4.000 USD/năm.

Sức mua của người tiêu dùng tăng thúc đẩy sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại, siêu thị, thực phẩm sạch hơn, rẻ hơn với nhiều lựa chọn dinh dưỡng, cũng như nhiều cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng có những hạn chế, như việc tái chế túi nhựa và hộp nhựa.

Vậy nên, chúng ta có thể thấy, Việt Nam là quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho việc đầu tư vào ESG, nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Ngày càng có nhiều sự quan tâm về tính bền vững và ESG, đặc biệt là về năng lượng và khí thải từ khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Vậy chúng ta định nghĩa phát triển bền vững như thế nào? Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tồn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp nắm bắt và tích hợp được các nhu cầu của các bên liên quan, điều chỉnh hoạt động dựa trên những thách thức toàn cầu với mục tiêu thúc đẩy việc tạo ra giá trị lâu dài. Tính bền vững sẽ được thúc đẩy bởi các công ty, nhà đầu tư, người cho vay và người tiêu dùng.

Mô hình tăng trưởng toàn cầu đang cho thấy sự không bền vững, vì chúng ta đang tiêu thụ tài nguyên nhanh hơn so với khả năng tái tạo chúng. Có thể khẳng định, việc điều hành một doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng trở nên phức tạp hơn. ESG đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong báo cáo phi tài chính và nếu muốn đề cập đến tương lai, thì cần lưu ý rằng, chỉ có một tương lai có thể được chấp nhận, đó là một tương lai chắc chắn phải bền vững như ông Bruno Jaspaert, CEO của Deep C đã nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% các nhà đầu tư chính thống cần nhắc đến tính bền vững trong các quyết định đầu tư; 50% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm có thương hiệu bền vững; 40% người tìm việc thuộc thế hệ Millennial đã lựa chọn công việc dựa trên các hoạt động bền vững của tổ chức; 70% nhân viên báo cáo rằng chương trình phát triển bền vững mạnh mẽ của công ty ảnh hưởng đến quyết định gắn bó dài hạn với công ty.

Các tổ chức thường tham khảo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc để xác định những vấn đề bền vững có vai trò then chốt đối với hoạt động kinh doanh của họ. Việc điều chỉnh theo SDGs có thể giúp doanh nghiệp ưu tiên các lĩnh vực để đảm bảo tạo tác động tối đa.

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP

Vậy doanh nghiệp có thể làm gì để duy trì sự bền vững và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau? Bước đầu tiên là doanh nghiệp cần xác định những khía cạnh bền vững nào là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ và tin tốt là có những khung cam kết quốc tế hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Ma trận 4 trụ cột là điểm khởi đầu tốt bao gồm môi trường - xã hội - quản trị - kinh tế và các khung cam kết quốc tế sẽ giúp xác định các chủ đề quan trọng. Phân tích tính trọng yếu (materiality analysis) cũng là một công cụ được khuyến nghị giúp giải thích các xu hướng, quy định có thể xảy ra trong tương lai, các yếu tố bên ngoài, các bên liên quan, yêu cầu của họ, cũng như mô hình kinh doanh. Tỉnh trọng yếu cần được tiếp cận từ 2 góc đội cơ hội tác động tích cực đến xã hội và rủi ro tác động tiêu cực đến xã hội.

Vậy trường hợp kinh doanh nào có thể áp dụng ESG? Đó là đặt tổ chức vào một bối cảnh rộng hơn; báo cáo bền vững yêu cầu hệ thống thu thập dữ liệu bằng cơ hội cải tiến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí; xác định các cơ hội và quản lý kịp thời những diễn biến có hại; chủ động giao tiếp cởi mở giúp củng cố thương hiệu và giảm thiểu rủi ro liên quan đến danh tiếng; tín hiệu quản trị chất lượng cao và bền vững lâu dài để thu hút vốn; quan điểm bền vững xây dựng các mối quan hệ tốt hơn và giúp tổ chức luôn cập nhật các nhu cầu từ môi trường bên ngoài; thu hút nhân tài mới và tăng năng suất thông qua những nhân viên năng động.

Quan sát rộng hơn ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến châu Á. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới về các nỗ lực phát triển bền vững, trong khi nhu cầu đầu tư bền vững ở châu Á – Thái Bình Dương đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới về các nỗ lực phát triển bền vững, trong khi nhu cầu đầu tư bền vững ở châu Á – Thái Bình Dương ngày càng tăng

Thảo luận các vấn đề ESG với các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư cũng có thể tiết lộ nhiều điều về cách họ tư duy về chiến lược đầu tư, những ưu tiên và giá trị của chính họ.

Thông điệp gửi đến các doanh nghiệp là ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm kiếm sự bền vững. Nếu các công ty không thể thực hiện một mô hình ESG mạnh mẽ, vừa có thể đo lường vừa có thể báo cáo thì cơ hội thu hút đầu tư có thể giảm mạnh hơn chúng ta nghĩ.

Các bên cho vay, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, cũng đang tìm cách cho vay đối với các công ty có kế hoạch và mô hình ESG dài hạn, cũng như những công ty có đo lường và báo cáo đáng tin cậy. Hiện tại, “tài chính xanh” có thể thu hút được nhiều điều khoản ưu đãi hơn và về lâu dài các công ty không có chính sách và báo cáo ESG tốt sẽ ngày càng khó vay vốn. Ngoài ra, môi trường pháp lý cũng đang hướng tới trách nhiệm giải trình cao hơn.

Việt Nam đã có một số yêu cầu báo cáo đối với các công ty đại chúng hay các công ty cổ phần và những yêu cầu này sẽ tăng cao hơn khi Việt Nam chuyển sang áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Chúng bao gồm yêu cầu thông tin về cơ cấu quản trị, tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý; cũng như chi tiết về các mục tiêu phát triển bền vững và chương trình trọng điểm liên quan đến mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Các công ty được yêu cầu nêu rõ những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc việc thực hiện các mục tiêu của công ty, bao gồm rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh...

Báo cáo và đánh giá của ban quản lý phải bao gồm đánh giá liên quan đến chỉ tiêu môi trường; đánh giá liên quan đến vấn đề nhân sự và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương; và đánh giá của HĐQT về hoạt động của công ty (đối với công ty cổ phần), trong đó có đánh giá liên quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội.

Báo cáo tác động môi trường và xã hội của công ty phải bao gồm thông tin về các khía cạnh như việc thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp; quản lý nguồn nguyên liệu thô; tiêu thụ năng lượng và nước; việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường... Hoạt động của thị trường vốn xanh theo sự chỉ dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực báo cáo quốc tế trong báo cáo bền vững.

MÀNG LỌC ESG

"Là một doanh nghiệp gắn bó lâu dài với việc đầu tư có trách nhiệm, chúng ta nên sử dụng ESG như một công cụ để quản lý rủi ro và giúp nâng cao lợi nhuận đầu tư. Có hơn 1.600 công ty đại chúng ở Việt Nam và chúng ta cần chắt lọc những công ty đó để có được danh mục đầu tư khoảng 20-30 công ty. Màng lọc ESG là một trong những cách để nhận biết các công ty tuyệt vời trong số những công ty tốt hoặc công ty tốt trong số những công ty trá hình" - ÔNG CRAIG MARTIN, Chủ tịch Dynam Capita